Tháp Bloom là gì? thang cấp độ tư duy nhận thức

Đã từ lâu Thang cấp độ tư duy Bloom  được xem là công cụ nền tảng để xây dựng mục tiêu và hệ thống hóa các câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đối với người học.
Thang cấp độ tư duy của Benjamin S. Bloom (1956), sau khi được điều chỉnh gọi là Thang Bloom tu chính (Bloom’s Revised Taxonomy) gồm:
thap-tu-duy-Bloom-la-gi
Sơ đồ tháp tư duy Bloom, các loại cấp độ nhận thức của bộ não
  1. Biết – Nhớ (Remembering)
  2. Hiểu (Understanding)
  3. Vận dụng (Applying)
  4. Phân tích (Analyzing)
  5. Đánh giá (Evaluating)
  6. Sáng tạo (Creating).

Các cấp độ tư duy này được định nghĩa như sau:

1. Biết – Nhớ.

Bao gồm việc người học có thể nhớ lại các điều đặc biệt hoặc tổng quát, trọn vẹn hoặc một phần các quá trình, các dạng thức, cấu trúc… đã được học. Ở cấp độ này người học cần nhớ lại đúng điều được hỏi đến, ví dụ lặp lại đúng một định luật mà chưa cần phải giải thích hay sử dụng định luật ấy Các từ khóa thường sử dụng khi đánh giá cấp độ nhận thức này là: Trình bày, Nhắc lại, Mô tả, Liệt kê…

2. Hiểu: 

Ở cấp độ nhận thức này người học cần nắm được ý nghĩa của thông tin, thể hiện qua khả năng diễn giải, suy diễn, liên hệ.
Ví dụ: Giải thích một định luật, phân biệt cách sử dụng các thiết bị, viết tóm tắt một chương mục, trình bày một quan điểm.
Từ khóa đánh giá: Giải thích, Phân biệt, Khái quát hóa, Cho ví dụ, So sánh…

3. Vận dụng:

Người học có khả năng áp dụng thông tin đã biết vào một tình huống, một điều kiện mới.
Ví dụ: Vận dụng một định luật để giải thích một hiện tượng; áp dụng các công thức, các định lí để giải một bài toán; thực hiện một thí nghiệm dựa trên một qui trình.
Từ khóa đánh giá: Vận dụng, Áp dụng, Tính toán, Chứng minh, Giải thích, Xây dựng…

4. Phân tích:

Người học có khả năng chia các nội dung, các thông tin thành những phần nhỏ để có thể chỉ ra các yếu tố, các mối liên hệ, các nguyên tắc cấu trúc của chúng.
Ví dụ: Lý giải nguyên nhân thất bại của một doanh nghiệp, hệ thống hóa các văn bản pháp qui, xây dựng biểu đồ phát triển của một doanh nghiệp.
Từ khóa: Phân tích, Lý giải, So sánh, Lập biểu đồ, Phân biệt, Hệ thống hóa…

5. Đánh giá.

Người học có khả năng đưa ra nhận định, phán quyết của bản thân đối với một vấn đề dựa trên các chuẩn mực, các tiêu chí đã có.
Ví dụ: Phản biện một nghiên cứu, một bài báo; đánh giá khả năng thành công của một giải pháp; chỉ ra các điểm yếu của một lập luận.
Từ khóa: Đánh giá, Cho ý kiến, Bình luận, Tổng hợp, So sánh…

6. Sáng tạo:

Đạt được cấp độ nhận thức cao nhất này người học có khả năng tạo ra cái mới, xác lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có.
Ví dụ: Thiết kế một mẫu nhà mới, xây dựng một hệ tiên đề mới; xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá một hoạt động; đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm khắc  phục những hạn chế; xây dựng cơ sở lý luận cho một quan điểm; lập kế hoạch tổ chức một sự kiện mới.
Từ khóa: Thiết lập, Tổng hợp, Xây dựng, Thiết kế, Đề xuất….
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x